CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT VAN TIM
Phẫu thuật van tim là một trong những phẫu thuật
lớn, cần sử dụng hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, làm cho tim và phổi người bệnh
ngừng hoạt động trong một thời gian để bác sĩ phẫu thuật có thể sửa chữa những
khiếm khuyết và hư hại của van hoặc thay một van mới. Chính vì vậy, hồi phục
sau phẫu thuật van tim là một thử thách không nhỏ cho bệnh nhân. Việc đầu tiên,
bạn cần nhớ mỗi người là một thực thể duy nhất, vì vậy, đáp ứng của mỗi cá thể
với phẫu thuật sẽ không tương đồng. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm chung để bạn
và gia đình tham khảo và làm quen với một khởi đầu mới, cuộc sống sau phẫu thuật
van tim.
1. Những vấn đề sau khi xuất viện:
Bạn cần khoảng 6 – 8 tuần đề phục hồi hoàn toàn
sau phẫu thuật. Trong thời gian đó, bạn có thể gặp những vấn đề sau:
- Đau ngực ở vùng xung quanh vết mổ.
- Chán ăn, buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn trong
khoảng 2 – 4 tuần.
- Tâm trạng dao động, lúc vui lúc buồn, nặng nề
hơn, có lúc bạn sẽ cảm thấy ức chế, trầm cảm.
- Thấy ngứa, tê ở sẹo mổ. Các triệu chứng có thể
kéo dài đến 6 tháng.
- Táo bón, bạn cần bổ sung chất xơ, trái cây để
giảm triệu chứng này. Nếu táo bón nặng, bác sĩ điều trị sẽ sử dụng các thuốc
nhuận trường.
- Cảm thấy mệt mỏi, không được khỏe.
- Mất ngủ hoặc thức giấc giữa đêm. Triệu chứng
này sẽ cải thiện sau 2 – 3 tháng.
- Hơi khó thở.
- Yếu hai tay trong 1, 2 tháng đầu tiên.
- Khi có những dấu hiệu trên, xin bạn và gia đình
yên tâm, đây là những triệu chứng thông thường sau phẫu thuật tim và sẽ cải thiện
theo thời gian.
2. Hoạt
động và sinh hoạt thường nhật:
Bạn
cần có người giúp đỡ liên tục trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu tiên. Tuy vậy, người
bệnh cần phải chủ động vận động trong quá trình hồi phục. Quá trình vận động cần
bắt đầu sớm, và tăng dần từng ít một.
- Không
nên nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.
- Đi bộ
rất tốt cho tim và phổi. Đi bộ chậm từng bước một khi mới bắt đầu và tăng dần tốc
độ về sau.
- Thực
hiện những công việc đơn giản và nhẹ nhàng trong nhà.
- Ngưng
vận động khi có các dấu hiệu sau: Khó thở, chóng mặt hoặc đau ngực.
- KHÔNG
thực hiện những động tác gây căng lồng ngực hoặc gây đau nhiều ở vết mổ. Ví dụ:
Khiêng, nhấc vật nặng, tập các động tác vặn mình…
- KHÔNG
lái xe ít nhất trong 4 – 6 tuần đầu tiên.
- Bạn
cần khoảng 6 – 8 tuần không đi làm.
- KHÔNG
đi du lịch trong 2 – 4 tuần đầu tiên.
- Bạn
có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại sau 4 tuần, hoặc khi bạn có thể leo 2 lầu
hoặc đi bộ #500 m thoải mái.
3. Chăm
sóc vết mổ:
Trong
6 tuần đầu sau phẫu thuật, bạn cần lưu ý khi vận động hai tay và nửa thân trên
để giúp vết mổ lành tốt.
- KHÔNG:
+ Ưỡn
người hoặc với về phía sau.
+ Để
người khác kéo tay với bất kì lý do nào, thường nhất là thân nhân hay giúp bạn
ngồi dậy bằng cách nắm tay bạn kéo lên.
+ Nhấc
vật nặng hơn 2 kg trong 3 tháng đầu tiên.
+ Làm các
hoạt động cần giơ tay cao hơn đầu.
Không nhấc vật nặng hoặc với tay ra sau
- Thực
hiện các động tác sau chậm rãi và cẩn thận:
+ Đánh
răng.
+ Xuống
ghế hoặc xuống giường. Luôn giữ tay gần với thân mình khi thực hiện các động
tác này.
+ Cúi
người về phía trước
- Ngưng
vận động khi bạn thấy căng ở vết mổ hoặc ở vùng xương ức. Nếu bạn nghe tiếng lục
cục hoặc cảm thấy xương ức di chuyển bất thường khi vận động, ngưng hoạt động và
liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
- Khi
tắm, tuyệt đối không được làm ướt sẹo mổ trong vòng 1 – 2g tuần đầu tiên, nếu sẹo
mổ bị nhiễm trùng, bạn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ điều trị trực
tiếp. Thay băng vết mổ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tốt nhất bạn nên đến
các cơ sở y tế gần nhà để chăm sóc vết mổ cho đến khi lành hoàn toàn.
4. Các
hoạt động tự chăm sóc khác:
- Bác
sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách bắt mạch, kiểm tra mạch mỗi ngày và gọi điện thoại cho
bác sĩ điều trị khi có bất thường (quá chậm hoặc quá nhanh). Lưu ý: Mạch bình
thường vào khoảng 60 – 100 lần/phút.
Bắt mạch cảnh hoặc bắt mạch quay
- Tập
thở theo hướng dẫn của bệnh viện trong ít nhất 4 – 6 tuần đầu tiên.
- Nếu cảm
thấy ức chế, trầm cảm, bạn nên nói chuyện với người thân hoặc bạn bè. Nếu triệu
chứng không giảm, bạn cần gặp các chuyên gia tâm lý.
- Tiếp
tục uống thuốc điều trị theo toa hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được
ngưng thuốc nếu không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.
- Có
thể bạn cần phải uống kháng sinh trước khi can thiệp thủ thuật hoặc nhổ răng.
Vì vậy cần phải thông báo với nha sĩ hoặc bác sĩ về tình trạng bệnh tim của
mình trước khi thực hiện thủ thuật.
- Sau
khi thay van, bạn cần phải sử dụng kháng đông để tránh hình thành cục máu đông
gây cản trở hoạt động van và các biến chứng nguy hiểm khác. Tuyệt đối không được
ngưng kháng đông nếu không có ý kiến của BS chuyên khoa Tim mạch (xin xem thêm
trong Bài Thông tin về Kháng đông)
- Khó
thở hoặc đau ngực và triệu chứng không giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau
vết mổ không cải thiện.
- Mạch
không đều, mạch chậm (< 55 lần/phút) hoặc nhanh (> 120 lần/phút)
- Nhức
đầu nhiều, không cải thiện.
- Ho
nhiều không cải thiện.
- Ho
ra máu hoặc ho ra đàm có vướng máu.
- Tác
dụng phụ khi uống thuốc tim mạch.
- Tăng
cân nhanh (> 1 kg/ 1 hoặc 2 ngày liên tiếp)
- Vết
mổ đỏ, chảy dịch.
- Sốt
> 38.5
- Khi
đang uống kháng đông và có dấu hiệu sau:
+ Té nặng
hoặc va chạm phần đầu.
+ Nhiều
vết bầm máu mới xuất hiện ở da.
+ Chảy
máu mũi, chảy máu răng nhiều, không cầm.
+ Đi
tiểu ra máu hoặc nước tiểu hồng.
+ Đi
tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.
+ Nhức
đầu, chóng mặt, nôn ói nhiều và yếu nửa người.
+ Có thai hoặc có dự định có thai.
(Lưu ý:
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tim nhằm cung cấp những thông tin
chung và cơ bản cho người bệnh và thân nhân. Luôn luôn theo đúng hướng dẫn của
bác sĩ điều trị trực tiếp nếu có sự khác biệt với tài liệu dưới đây.)
BS VÕ TUẤN ANH
Cảm ơn bài viết của bác sỹ và xin được chia sẻ bài viết này
ReplyDelete