Posts

Showing posts from October, 2016

LA PITIÉ – SALPÊTRIÈRE – INSTITUT DE CARDIOLOGIE

Image
Năm 2015, thông qua chương trình DFMSA của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, được sự động viên từ PGS.TS Nguyễn Hoàng Định, đồng thời với hậu thuẫn rất lớn từ gia đình, tôi may mắn được sang Paris học tập và làm việc 1 năm để nâng cao tay nghề. May mắn hơn, tôi được chọn vào một trong những trung tâm lớn nhất của Paris, cũng là của toàn nước Pháp, Hôpitaux Universitaires La Pitié Salpêtrière – Charles Foix, hay gọi tắt như các anh em tại đây là La Pitié. Với mục đích chia sẻ những gì đã được thấy và học tập, tôi viết bài này nhằm cung cấp những thông tin đơn giản nhất để những bạn có dự định sang Paris trong tương lai có thể lựa chọn và có cái nhìn sơ lược về bệnh viện này.  1. Lịch sử hình thành: - 1960: GS Christian CABROL thành lập đơn vị Phẫu thuật Tim, nằm trong khoa Phẫu thuật Tổng quát (Chirurgie Générale) của GS Gaston CORDIER. - 7/1963: Ca phẫu thuật đầu tiên có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (Circulation Extracorporelle – CEC) để điều trị 1 bệnh nhân hẹp van độn

Thuốc kháng đông Sintrom và những điều cần biết

Image
1. Đại cương: Khi thành mạch máu bị tổn thương, máu trong lòng mạch sẽ thoát ra ngoài gây chảy máu, tụ máu. Để cầm máu, cơ thể có một cơ chế phức tạp và hài hòa giữa các yếu tố đông máu để hình thành cục máu đông và bít chỗ tổn thương trên thành mạch. Đây là cơ chế hình thành các cục máu đông có lợi (beneficial blood clot) và là một trong những cơ chế bảo vệ quan trọng nhất của cơ thể. Tuy vậy, nếu cục máu đông hình thành một cách bất thường trong các buồng tim hoặc trong lòng mạch, nó có thể làm tắc các mạch máu tại chỗ hoặc đi đến các mạch máu nhỏ hơn để và gây tắc các mạch máu này, gây ra tai biến mạch máu não (stroke), đột quỵ do tim (heart attack), huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi. Ở những bệnh nhân có vật liệu nhân tạo có tiếp xúc trực tiếp với máu, đặc biệt là vật liệu nhân tạo trong tim (van tim nhân tạo), cơ chế đông máu bình thường sẽ dẫn đến hình thành các cục máu đông trên các vật liệu này và gây hư hỏng van hoặc gây tắc mạch (như đã đề cập ở trên). Để ng

Bệnh hẹp van hai lá – Những điều cần biết

Image
1. Đại cương:      Tim là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, có 4 buồng và được chia thành hai bên, tim bên trái giúp bơm máu giàu Oxy (máu động mạch) đi nuôi các cơ quan và tim bên phải bơm máu nghèo Oxy (máu tĩnh mạch) lên phổi để trao đổi khí. Để đảm bảo giòng máu đi theo một chiều nhất định, tim có chứa các van chống trào ngược, mỗi bên của tim có 2 van. Tim trái có van hai lá và van động mạch chủ, tim phải có van 3 lá và van động mạch phổi (Bệnh lý van động mạch chủ đã được đề cập tại đây ). Hình 1: Van hai lá và cơ chế hoạt động      Van hai lá được ví như cửa vào của tim, ngăn cách giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, van sẽ mở ra trong thời kì tâm trương để máu giàu oxy đi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái và đóng lại trong thời kì tâm thu khi tâm thất trái co bóp đẩy máu ra động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Hình 2: Van hai lá (mitral valve) ở vị trí đóng (hình trên) và mở (hình dưới) 2     2. Bệnh hẹp van hai lá:            G